BỚT SẮC TỐ OTA
Bớt sắc tố Ota thường được có dạng đốm dẹt phẳng màu xanh đen hoặc xanh xám. Loại bớt này có tỷ lệ người bị nhiều nhất ở Châu Á. Bớt Ota có 90% nằm ở một bên mặt, chủ yếu ở khu vực quanh mắt, má, trán, thái dương,…có thể lan vào trong niêm mạc mắt, miệng hoặc mũi.
Bớt Ota xuất hiện đa số là từ lúc mới sinh hoặc tuổi dậy thì. Chúng là do melanin tập trung thành từng mảng ở hạ bì đến thượng bì, nằm tương đối sâu trong da. Tác nhân kích thích bớt Ota có thể do chấn thương, stress hoặc kinh nguyệt.
Bớt Ota xuất hiện đa số là từ lúc mới sinh hoặc tuổi dậy thì. Chúng là do melanin tập trung thành từng mảng ở hạ bì đến thượng bì, nằm tương đối sâu trong da. Tác nhân kích thích bớt Ota có thể do chấn thương, stress hoặc kinh nguyệt.
CHÀM
Các vết chàm giống nhau về màu sắc và kích cỡ, chúng xuất hiện ngay từ khi mới sinh hoặc ít lâu sau đó, thường có màu đỏ và nâu. Nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được tìm ra, nhưng một số có thể do các khuyết tật về mạch máu ngay từ khi còn phôi thai.
Cách điều trị: Với một số người, vết chàm sẽ mờ đi khi tới tuổi trưởng thành, nhưng một số phải dùng biện pháp siêu mài mòn bằng tia laser.
BỚT SẮC TỐ
Dân gian thường gọi bớt sắc tố là vết chàm (màu xanh lơ), vết đen, vết chó vá, thánh đóng dấu,… Có nhiều cách loại bỏ chúng chẳng hạn lột da bằng acid, ghép da, đốt bằng laser CO2,….
Căn nguyên gây bớt sắc tố hiện vẫn chưa rõ ràng. Bệnh chủ yếu gặp ở người da vàng Châu Á, tỷ lệ nữ là 80 – 85%. Bệnh thường xuất hiện từ lúc lọt lòng và lớn dần theo năm tháng. Bớt có thể tăng kích thước nhưng rất chậm, tới mức nào đó sau tuổi dậy thì thì sẽ dừng lại và cố định lâu dài.
Kích thước bớt có thể lớn bằng bàn tay hoặc các đám nhỏ bằng đầu đinh ghim, hạt ngô. Vị trí thường ở 1 bên mặt, quanh mắt, đôi khi cả 2 bên mặt hoặc ở các vị trí khác của cơ thể như vai, ngực, cổ, lưng. Hình ảnh của các bệnh là các dát phẳng hoặc gờ cao trên mặt da, màu đen, xanh hoặc tối màu. Màu sắc thường cố định. Trên một số bớt có thể có lông mọc. Triệu chứng cơ năng thường không có gì, tuy nhiên đôi khi bệnh nhân có cảm giác ngứa, khó chịu.
Căn nguyên gây bớt sắc tố hiện vẫn chưa rõ ràng. Bệnh chủ yếu gặp ở người da vàng Châu Á, tỷ lệ nữ là 80 – 85%. Bệnh thường xuất hiện từ lúc lọt lòng và lớn dần theo năm tháng. Bớt có thể tăng kích thước nhưng rất chậm, tới mức nào đó sau tuổi dậy thì thì sẽ dừng lại và cố định lâu dài.
Kích thước bớt có thể lớn bằng bàn tay hoặc các đám nhỏ bằng đầu đinh ghim, hạt ngô. Vị trí thường ở 1 bên mặt, quanh mắt, đôi khi cả 2 bên mặt hoặc ở các vị trí khác của cơ thể như vai, ngực, cổ, lưng. Hình ảnh của các bệnh là các dát phẳng hoặc gờ cao trên mặt da, màu đen, xanh hoặc tối màu. Màu sắc thường cố định. Trên một số bớt có thể có lông mọc. Triệu chứng cơ năng thường không có gì, tuy nhiên đôi khi bệnh nhân có cảm giác ngứa, khó chịu.