Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

 

     Suy giãn tĩnh mạch chân, suy tĩnh mạch nông (sâu) chi dưới, là một bệnh lý khá phổ biến, tỉ lệ người mắc bệnh này ngày càng tăng cao, tuy nhiên nhiều người không biết mình mắc bệnh, không điều trị kịp thời nên bệnh tiến triển nặng rất khó chữa, thậm chí biến chứng nặng không đi lại được.

     Bệnh thường xảy ra ở những người làm công việc hay nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên, nhân viên bán hàng, cảnh sát giao thông, phụ nữ sau sanh, người béo phì, người cao tuổi...

 
1. Mắc bệnh nhưng không biết

     Suy giãn tĩnh mạch là do những van tĩnh mạch ở chân bị suy, giãn, tổn thương mất dần chức năng đưa máu về tim, gây ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch chân tuy phổ biến nhưng đa số người bệnh không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp, viêm thần kinh tọa… Khi bị đau chân, nặng chân, người bệnh thường nghĩ rằng mình bị bệnh về khớp và thường tìm đến bác sĩ khớp, cũng như khi bị vọp bẻ (chuột rút) ở chân, hầu như mọi người đều nghĩ mình bị thiếu calci. Không phát hiện sớm để điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng bệnh sẽ làm bệnh tiến triển nặng, khó chữa.


 
triệt lông vĩnh viễn

suy tĩnh mạch nhưng không biết

2. Biểu hiện bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch

     Theo các bác sĩ chuyên khoa, ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích, như có kiến bò vùng cẳng chân…

     Khi bệnh tiến triển, đứng lâu, ngồi nhiều liên tục chân sẽ bị phù, thường thấy vào buổi chiều sau một ngày làm việc. Phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân, mang giày dép thấy chật hơn so với bình thường. Thấy tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân.

 
Gian mao mach

giãn mao mạch

3. Biến chứng nặng nếu không điều trị kịp thời

     "Người bệnh thường không biết mình mắc bệnh, không đi khám và điều trị kịp thời. Các triệu chứng bệnh sẽ nặng dần". Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo. Đi lại rất khó khăn, có thể không đi lại được.

     Điều trị loại bỏ tĩnh mạch bằng laser nội mạch chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh suy tĩnh mạch giai đoạn II trở đi, khi mà tình trạng giãn tĩnh mạch đã trở nên rõ ràng hơn biểu hiện qua các dấu hiệu lâm sàng như các tĩnh mạch giãn to dưới da có thể nhìn thấy, phù chân, thay đổi sắc tố da ở cẳng chân và loét chân. Đồng thời siêu âm Doppler mạch máu xác định được tình trạng suy tĩnh mạch với dòng chảy ngược và các tĩnh mạch nông giãn.

     Đôi khi phương pháp này cũng có thể được chỉ định cho bệnh suy tĩnh mạch giai đoạn I, nhưng lại có triệu chứng đau nhức và các cảm giác khó chịu nhiều ở chân, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, và không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn.

      Loại bỏ các tĩnh mạch nông bằng sóng cao tần hay laser nội mạch là các phương pháp điều trị ít xâm lấn tối thiểu, ít gây đau, ít gây bầm máu chi, không để lại sẹo, thời gian nằm viện ngắn, và cho một kết quả ngắn hạn và trung hạn gần tương đương với mổ hở.

 
gian mao mach o dui

giãn mao mạch ở đùi

     Nguyên tắc là sử dụng sóng cao tần hay tia laser biến thành nhiệt năng, truyền qua một dây dẫn được đưa vào lòng tĩnh mạch bị bệnh. Sức nóng của ở đầu dây dẫn sẽ làm tổn thương thành tĩnh mạch bị suy giãn và làm cho tĩnh mạch này bị co nhỏ lại, xơ hoá và tắc hoàn toàn. Thay vì cắt bỏ tĩnh mạch bị bệnh ra khỏi chân, phương pháp này vẫn giữ tĩnh mạch tại chỗ nhưng làm cho nó xơ hoá, không còn dòng chảy và do đó làm cải thiện tình trạng bệnh.

     Nếu những cách điều trị trên không làm giảm giãn tĩnh mạch, phẫu thuật hay điều trị xâm lấn tối thiểu là các bước điều trị tiếp theo. Có nhiều phương pháp để loại bỏ dòng chảy ngược ở các tĩnh mạch nông như chích xơ, phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch, loại bỏ tĩnh mạch hiển qua ngả nội mạch đốt bằng sóng cao tần, đốt laser nội mạch. Các phẫu này đã chứng minh tính hiệu quả và an toàn, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.